Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Làm thế nào để xây dựng chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả?

Là một doanh nghiệp trẻ, năng động, bạn cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội được hưởng lợi từ truyền thông xã hội. Nếu bạn nghiêm túc về việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như là một vũ khí trong kho vũ khí tiếp thị của bạn, bạn cần phải thiết lập một chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả bắt đầu với những câu hỏi sau đây:

1. Tôi phải làm gì để thực hiện truyền thông xã hội một cách hiệu quả?

Truyền thông xã hội, truyền thông marketing

Đây là câu hỏi đầu tiên mà bất cứ doanh nhân hay chủ doanh nghiệp đều muốn biết. Phương tiện truyền thông xã hội có thể được sử dụng cho mục đích khác nhau, do đó, bạn hãy xác định mục tiêu kinh doanh cụ thể của bạn. Ví dụ như: bạn muốn quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn tới khách hàng hoặc để lấy ý kiến khách hàng về sản phẩm mới của bạn…

2. Ngân sách mà tôi có thể bỏ ra là bao nhiêu?

truyền thông xã hội, truyền thông marketing

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như là một trò chơi hoặc để thử nghiệm. Nếu bạn đang tham gia, bạn đang lãng phí thời gian của bạn nếu bạn chỉ cần một tài khoản trên mạng xã hội và xuất hiện một cách mờ nhạt. Hãy xác định phương tiện truyền thông xã hội là một phần của chiến lược tiếp thị tổng thể của bạn và đối xử với nó như với bất kỳ sáng kiến tiếp thị khác.

Bạn muốn thử nghiệm và chỉ bỏ ra một phần ngân sách rất nhỏ cho các phương tiện truyền thông xã hội ư? Đừng tiết kiệm, một khoản đầu tư quá nhỏ có thể làm mất hình ảnh cho thương hiệu của bạn. Phương tiện truyền thông xã hội cung cấp thông tin hữu ích và thú vị cho khách hàng tiềm năng của bạn. Nếu bạn truyền tải những nội dung nghèo nàn hoặc cập nhật không thường xuyên, bạn đang gửi một thông điệp rằng doanh nghiệp bạn đang hoạt động truyền thông không nhắm đến chất lượng.

3. Ai sẽ thực hiện chiến lược truyền thông xã hội của tôi?

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể làm là đưa các phương tiện truyền thông xã hội vào tay các thành viên trẻ nhất của doanh nghiệp. Họ có thể biết cách sử dụng các công cụ truyền thông, nhưng họ chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết thực tế để đưa ra những thông điệp quan trọng theo định hướng của doanh nghiệp. Các ứng viên lý tưởng nhất cho nhiệm vụ này chính là những thành viên gắn bó với doanh nghiệp, có hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển, định hướng, mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, các sản phẩm khác biệt nổi trội...

4. Phương tiện truyền thông nào phù hợp với doanh nghiệp của tôi?


truyền thông xã hội, truyền thông marketing

Hiện có hàng chục các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến dành cho những đối tượng và mục đích khác nhau. Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn sẽ không thể cạnh tranh hiệu quả nếu sử dụng tất cả các công cụ đó bởi sự hạn chế về ngân sách, thời gian và nguồn lực còn hạn chế. Vì vậy hãy biết lựa chọn một khách khéo léo những phương tiện truyền thông nào phù hợp với doanh nghiệp bạn theo gợi ý dưới đây:
      - LinkedInlà tuyệt vời cho các cuộc hội thoại kinh doanh, thiết lập mối quan hệ và thể hiện chuyên môn, tuyển dụng nhân sự, tìm kiếm khách hàng và các đối tác chiến lược thích hợp.
      - Twitter là hoàn hảo cho việc đưa giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh của bạn, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng mục tiêu của bạn, và lắng nghe khách hàng đáp ứng nhu cầu của họ trong thời gian nhanh nhất.
      - Facebook:khán giả đa dạng hơn hơn bạn nghĩ. Hơn một nửa số người dùng Facebook trên 26 tuổi và sự tăng trưởng nhanh nhất là hơn 25 quốc gia. Hãy xem xét trang Facebook của Coca-Cola: 41 triệu người hâm mộ đã chọn tham gia vào giao tiếp với thương hiệu. Hãy tưởng tượng 1.000 người hâm mộ có thể là con số lý tưởng cho doanh nghiệp bạn.
     - YouTube:YouTube đã trở thành công cụ tìm kiếm số 2. Nếu bạn có thể tạo ra các thông tin, video giải trí, và thậm chí hài hước về công ty và các sản phẩm của bạn, sau đó bạn có thể sử dụng YouTube như một công cụ có hiệu quả cao trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
     - Pinterest: dịch vụ chia sẻ hình ảnh, là một trang mạng xã hội mới nhưng nó đã phát triển một lượng khán giả rất lớn. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang hướng tới phụ nữ như mỹ phẩm, thời trang… thì đây là lựa chọn cho bạn vì phụ nữ chiếm trên 80% trong số những người sử dụng Pinterest.
     - Foursquare: cho phép người dùng “check-in” - đây là cách nói chỉ việc thông báo cho Foursquare bạn đang ở đâu. Khi bạn “check-in” tại một nơi nào đó, Foursquare sẽ cho bạn bè Foursquare của bạn biết nơi bạn đang ở và khuyên bạn nên đi đến đâu, nên làm những gì ở khu vực đó. Mọi người có thể check-in nhiều loại địa điểm khác nhau như quán cafe, quán bar, nhà hàng, nhà ở, văn phòng.

5. Làm thế nào để đo lường hiệu quả với nỗ lực tôi đã bỏ ra?


Bạn đã thực hiện xong tất cả các bước và sau một thời gian bạn đã có thể nhìn thấy được kết quả của chiến lược truyền thông xã hội. Hãy so sánh những gì bạn đạt được so với mục tiêu ban đầu bạn đề ra, liệu những nỗ lực bạn bỏ ra đã đạt thành công như mong đợi? Khách hàng đã biết đến thương hiệu của bạn nhiều hơn, họ tự tìm đến mua sản phẩm của bạn, bạn thu thập được rất nhiều ý kiến của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm…

truyền thông xã hội, truyền thông marketing
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công khả quan ấy, bạn cũng sẽ gặp một vài kết quả không được như ý bởi sự tăng trưởng chậm. Bạn luôn phải cố gắng duy trì và tăng lượng khách thăm trang web, trang mạng xã hội của bạn. Đừng nản lòng, bởi truyền thông xã hội là một phương thức “mưa dầm thấm lâu”, bạn không thể đạt được kết quả trong một sớm một chiều được. Luôn tự tạo động lực cho mình khi thấy bất kỳ kết quả khả quan nào từ truyền thông xã hội. Bạn sẽ thấy công sức bạn bỏ ra thật xứng đáng với thành công đạt được sau này.

Truyền thông xã hội đã rất phổ biến trong thời đại ngày nay, nhưng không phải ai, doanh nghiệp nào cũng biết tận dụng và hưởng lợi từ những công cụ truyền thông này. Bạn hãy là người đi đầu nắm bắt xu thế và xây dựng một chiến lược truyền thông xã hội thật hiệu quả cho doanh nghiệp bạn.

Bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể khi doanh nghiệp bạn tham gia vào mạng xã hội là gì? Ngân sách là bao nhiêu, nguồn nhân lực là những ai, công cụ truyền thông nào phù hợp với bạn và quan trọng nhất là đo lường thành công sau một thời gian nhất định. Hãy tự tin nỗ lực hết mình và thành công, bạn nhé!

Đọc tiếp...

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

3 phút để hiểu về truyền thông xã hội


Alexis Ohanian là một trong những nhà sáng lập của Reddit, trang mạng tin tức xã hội hàng đầu ở Mỹ và của cả thế giới. Và chỉ trong vài phút ngắn ngủi, anh truyền đến người xem một thông điệp, một bài học về truyền thông xã hội.

Đọc tiếp...

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Quảng cáo trên Facebook: Bong bóng sẽ vỡ?

Những khách hàng lớn của Facebook đang phải trả những khoản tiền cho một dịch vụ mà họ không sử dụng hoặc không cần đến.

truyền thông marketing, truyen thong marketing, truyền thông xã hội, bài học marketing

Tác giả bài viết là Morgan Hermand-Waiche, sáng lập và tổng giám đốc của công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Adore Me.
Tôi sẽ là người đầu tiên thừa nhận rằng quảng cáo trên Facebook đóng một vai trò lớn trong sự phát triển nhanh chóng của công ty tôi. Vì vậy, với thực tế trong hai năm đầu chúng tôi hoạt động, tất cả các nền tảng quảng cáo trực tuyến khác cộng lại cũng không góp phần vào sự tăng trưởng kinh doanh nhiều như Facebook đã làm.
Chưa hết, trong chín tháng qua, tôi đã thực hiện những nỗ lực khả thi nhất để có thể chuyển ngân sách tiếp thị thường niên lên đến hàng chục triệu của chúng tôi sang những hướng khác. Lý do rất đơn giản: Facebook đã tạo nên một sự hào nhoáng không bền vững mà qua đó làm lạc hướng những công ty khởi nghiệp, cũng như bất kì doanh nghiệp am hiểu thế giới trưc tuyến nào nắm rõ về vấn đề này.

Cuộc cách mạng quảng cáo của Facebook

Khi khởi nghiệp công ty thương mại điện tử cách đây ba năm, tôi đang là một sinh viên tay trắng, Facebook chính là người hùng trong bộ giáp sáng loáng của tôi. Trong một doanh nghiệp thâm dụng vốn như kinh doanh đồ lót với các đơn đặt hàng tối thiểu cao ngất ngưỡng, hàng tồn kho và thời gian khó khăn kéo dài, khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi đã dùng vào sản phẩm, và chỉ còn sót lại một khoản ngân sách ít ỏi để thúc đẩy phát triển.
Trong thời kỳ tiền Facebook, việc không có ngân sách cho truyền hình, báo chí hay quảng cáo trên radio có nghĩa là chúng tôi sẽ không có cách nào khả thi nhằm đạt được sự tiếp cận chất lượng với quy mô lớn trong nhiều năm. Nền tảng quảng cáo của Facebook đã thay đổi tiến trình bất biến đó: Bấy giờ chúng tôi đã có thể khởi động chiến lược tiếp thị của mình, và đó là một cuộc cách mạng.
Facebook cung cấp một giải pháp thực sự đột phá với ba thế mạnh cốt lõi.
Đầu tiên, nó là một trong những nền tảng duy nhất cho phép bạn đo lường chính xác hiệu quả theo thời gian thực, và cho phép những công ty khởi nghiệp thực hiện những gì họ giỏi nhất, tính linh hoạt.
Thứ hai, nó mang đến khả năng định hướng khách hàng mục tiêu cao hơn. Bạn chỉ muốn hướng quảng cáo của mình đến phái nữ ở độ tuổi 20-23, sống ở Minneapolis, có thu nhập hàng năm là 40 ngàn USD, lái một chiếc Mini Cooper và thích nghe nhạc của Kendrick Lamar? Bạn sẽ được đáp ứng.
Đặt điều này trong bối cảnh hiện nay, Twitter thậm chí còn không biết được giới tính của những người những người đang sử dụng nó.
Thứ ba, và là điều quan trọng nhất, việc kết hợp những kết quả tính được trong thời gian thực với mục tiêu định hướng cao hơn có thể mở rộng quy mô của chúng tôi một cách nhanh chóng.
Chúng tôi đã chi tiền vào việc marketing trên Facebook trong một thời gian dài, và những chiến lược dự đoán mục tiêu chính xác của chúng tôi đã cho phép với ngân sách ít ỏi đẩy được doanh thu lên đến 1 triệu USD trong năm 2012.
Đến năm 2014, chúng tôi đã đổ hơn 10 triệu USD vào việc tiếp thị trực tuyến kể từ khi thành lập, thu về doanh thu hàng năm lên tới con số gấp đôi, và thu hút nguồn vốn đầu tư 11,5 triệu USD. Và chúng tôi không đơn độc, những công ty mới ngày càng có xu thế đi theo hướng thúc đẩy sự tăng trưởng của họ trên Facebook.
Không lâu sau đó, các doanh nghiệp lớn bắt đầu đi theo khuynh hướng tinh gọn và hướng phần lớn ngân sách của mình đến Facebook. Vấn đề là, các công ty này có ít hoặc không có kiến thức về quảng cáo trực tuyến và đã sáp nhập văn hóa cũ của họ vào nền tảng này.
Tín hiệu đầu tiên của sự tiếp quản từ các công ty là bùng nổ ngân sách. Giống như thời gian, vào cuối mỗi quý, công ty sẽ phải bỏ qua ngân sách hàng quý đã chi cho Facebook nhưng chưa xài đến, tạo ra lạm phát giá cả.
Riêng trong năm nay, chi phí chúng tôi trả cho mỗi lượt truy cập tăng đến 180% so với đầu quý I, và mức phí phải trả trong những ngày cuối của tháng Ba, thời điểm trong năm không có những ngày lễ để tiêu xài cho mua sắm ăn uống, cũng tương tự như Ngày Lễ tình nhân.
Để nhấn mạnh vào sự tổn thất, như tất cả các doanh nghiệp bị người tiêu dùng công kích cùng một lúc mà không có lý do chính đáng, tỷ lệ chuyển đổi đã giảm. Vì vậy, các nhà quảng cáo không chỉ đang trả tiền nhiều hơn mà còn đang nhận được ít hơn, đây hoàn toàn không phải cách chi tiêu tốt và hợp lý nhất.
Các nền văn hóa tương tự đã góp phần làm cho các nền tảng quảng cáo kiểu cũ trở nên lạc hậu trong quá khứ thì hiện nay là tiêu chuẩn mới trên Facebook. Hãy suy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra đối với bất kỳ công ty có khách hàng đứng đầu là Uber và ngày hôm sau trở thành Con Edison. Đó là những gì đã và đang xảy ra với Facebook.

Sự đột biến bất hợp lý trong đấu thầu và sự phình to của bong bóng Facebook

Lạm phát giá trên Facebook không phải là sự bất thường vào cuối mỗi quý mà là một căn bệnh kéo dài suốt một năm ròng rã. Theo báo cáo tài chính Qúy IV/ 2014 của Facebook, doanh thu của công ty tại Mỹ đã tăng 54% so với quý IV/ 2013. Doanh thu của mỗi nhà quảng cáo ở Mỹ đã tăng 24% trong cùng khoảng thời gian này, cho thấy khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng của Facebook là do các nhà quảng cáo trả tiền nhiều hơn.
Các bậc thầy PR của Facebook đã dùng dấu hiệu này để cải thiện nền tảng của mình, dẫn dắt người dùng truy cập nhiều hơn và các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho các lượt truy cập đang gia tăng, và Facebook cũng cung cấp các mục tiêu hướng đối tượng một cách chính xác hơn, do đó càng khiến các nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả cho khoản này.
Trong khi đúng với thực tế, những câu trả lời chỉ tiết lộ một nửa sự thật. Nửa kia, điều mà các bậc thầy PR của Facebook không chia sẻ và các doanh nghiệp chưa nhận ra: Đó là khởi đầu của một bong bóng.
Đúng vậy, người dùng Facebook đang truy cập nhiều hơn, và các nhà quảng cáo đang trả tiền cho nhiều truy cập hơn. Nhưng người dùng đang thực sự tiếp cận những gì?

Facebook tính toán CPC (Cost Per Click) như chi phí mỗi lượt mà người dùng truy cập, dù chỉ là một “Like”, một “Share” hay chỉ việc lướt qua trang web của một thương hiệu.

Nhưng đối với thế giới, nhu cầu quảng cáo trực tuyến là thiết yếu, trong đó "tương tác" là một thuật ngữ mơ hồ (tác động đến việc bán hàng hoặc nhận thức về thương hiệu mà ở đó không ai có thể đo lường được), hành động “Like” và “Share” rõ ràng không mang lại một giá trị nào cả.
Giá trị thực tế của Facebook bị giả mạo thế nào: Đối với chúng tôi, Facebook CPC, chi phí cho bất kỳ việc truy cập nào trên Facebook, đã tăng 50% từ tháng Giêng năm 2014 đến tháng Giêng năm 2015. Tuy nhiên, giá trị CPC thực sự của chúng tôi, là chi phí cho mỗi lượt truy cập từ Facebook đến website của chúng tôi, đã tăng vọt lên 127% cùng lúc đó, quả thật là một con số đáng kinh ngạc. Điều đó có nghĩa rằng giá quảng cáo thực của Facebook (đối với chúng tôi) đã tăng nhiều hơn gấp đôi so với cùng kì năm trước, và một mảng lớn trong chi phí gia tăng do dịch vụ “Like” và “Share” mang giá trị bằng không.
Những thương hiệu lớn không nhận thức được một phần lớn chi tiêu của họ trên Facebook được tính cho những hành động “Like” và “Share”; những người mới và những khách hàng lớn nhất trên Facebook hoàn toàn không nhận ra họ đang trả tiền cho cái gì.
Việc này cũng tương tự như với cách nhắm đến khách hàng mục tiêu của Facebook. Chính bản thân Facebook nhắm tới đề xuất những đối tượng khách hàng mục tiêu chính xác hơn cho các thương hiệu, nhưng trừ khi bạn đang điều hành một doanh nghiệp có phân khúc hẹp, những lợi ích mà họ đưa ra chỉ giới hạn một phần.
Nếu tôi có một doanh nghiệp với sản phẩm cần bán là lọ trứng cá giá 10 ngàn USD chỉ để cung ứng cho khu Upper East Side của Manhattan, tôi sẽ rất phấn khích với mục tiêu mà Facebook nhắm tới. Nhưng những người chi tiền cho Facebook là những thương hiệu đại chúng, và các doang nghiệp đang tìm kiếm cách tiếp cận thị trường này, và trong khi họ có thể chọn mục tiêu khác cụ thể như các khu dân cư, các trường tiểu học hoặc những cuốn sách yêu thích, nhưng họ không có lý do gì để làm như thế.
Facebook có thể được phát triển khả năng xác định mục tiêu tốt hơn, nhưng việc chi quá nhiều tiền vào nó liệu thật sự cần thiết. Những người chi tiền cho Facebook đang phải trả những khoản phí cho một dịch vụ mà họ không sử dụng hoặc cần thiết.
Chỉ riêng năm 2014 với doanh thu quảng cáo 6 tỷ USD ở Mỹ, Facebook đang cho thấy những dấu hiệu báo động của một bong bóng: một cuộc giao dịch có giá trị lớn và giá cả bất hợp lý về mặt kinh tế.

Facebook nên quan tâm đến “cuộc di cư” quảng cáo trực tuyến


Với giá cao ngất ngưỡng và những tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, ROI  giảm sút, những doanh nghiệp online, linh hoạt, và am-hiểu-trực-tuyến đã từng trân trọng Facebook đang bắt đầu quay lưng với mạng xã hội này.
Công ty khởi nghiệp của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Trong sự thiếu vắng những kênh tiếp thị trực tuyến khác cho phép nhắm đến quy mô lớn một cách hiệu quả, chúng tôi đã từ bỏ việc tìm kiếm các kênh tiếp cận thị trường đại chúng khác.
Là một doanh nhân mới cho ra mắt một công ty khởi nghiệp về thương mại điện tử thuần túy về bán hàng trực tuyến, các kênh truyền hình kỹ thuật số di động và quảng cáo trực tuyến là một phần không thể thiếu trong DNA của chúng tôi. Giống như nhiều công ty khởi nghiệp khác, chúng tôi sẽ thử nghiệm thực tế bất kỳ kênh trực tuyến nào trước khi chúng tôi hướng đến mảng tiếp thị ngoại tuyến.
Nhưng một khi kênh trực tuyến thị trường đại chúng hiệu quả mang tính duy nhất này bắt đầu đòi hỏi những giá cả bất hợp lý, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Chính vì thế, chúng tôi quyết định hướng tới những “vùng nước lạ”, như các chiến dịch trên truyền hình.
Không như Facebook, tấm vé tiếp cận lĩnh vực truyền hình cao không tưởng. Trong khi chúng tôi có thể thử nghiệm bất kỳ chiến dịch trực tuyến nào chỉ với 5,000 USD hoặc thấp hơn, và chúng tôi cần chi trọn một triệu USD để làm thử nghiệm ban đầu trên truyền hình. Nền văn hóa lỗi thời này lại hoàn toàn xa lạ đối với chúng tôi, và chúng tôi vô cùng “sốc” khi phát hiện ra một trong những mạng lưới truyền hình lớn nhất đã gửi những kết quả đến chúng tôi hoàn toàn bằng fax.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy “phóng lao thì phải theo lao”, do đó chúng tôi đã tung ra một chiến dịch truyền hình quốc gia trên MTV, Bravo, Lifetime và các mạng lưới khác.
Khi kết quả được gửi về, chúng tôi phải dụi mắt để tin đây là sự thật: CPA (Cost per action – chi phí phải trả cho mỗi hành động) trên truyền hình không khác mấy so với Facebook.
Nếu tôi cần bất kỳ dẫn chứng của cơn sốt Facebook, cũng như những khoản phí bất hợp lý của nó, thì đây là những dẫn chứng: Việc thu hút khách hàng mới trên Facebook với một đội ngũ chuyên viên trực tuyến, tối ưu hóa chi tiêu và sáng kiến cho hình ảnh đơn giản hầu như tốn kém bằng với một chiến dịch truyền hình chính thức, với phí đại lý bên thứ ba, việc chi tiêu chưa được tối ưu hóa, và ba video sáng tạo đắt giá khác.
Trong năm 2015, chúng tôi đã thu hẹp việc tập trung vào Facebook hầu như chỉ còn 2/3 và chúng tôi có kế hoạch chuyển hướng ngân sách vào quảng cáo TV. Tuy nhiên, không chỉ riêng chúng tôi làm thế. Các công ty mới nổi như Birchbox, Dollar Shave Club và BaubleBar cũng đang hướng tới TV, và điều này hoàn toàn do chi phí của Facebook.
Tại sạo Facebook phải quan tâm điều này? Những công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ khác vẫn là một đối tượng bị giam cầm; các công ty vừa khai trương không có cơ hội tiếp cận truyền hình và các công ty đã ổn định sẽ không tách biệt hẳn khỏi Facebook, nhưng đơn giản là thu hẹp lại quy mô sử dụng Facebook. Ngoài ra, các công ty khởi nghiệp ví như "cá con" trong ao Facebook, Facebook chỉ cần các doanh nghiệp lớn “phung phí” một lượng lớn ngân sách theo cách của họ, họ vẫn là “gà đẻ trứng vàng”.
Đúng với thực tế, trong một thời gian ngắn Facebook sẽ không bị căng thẳng vì xu hướng này. Nhưng về lâu về dài, Facebook dễ bị đè bẹp khi cạnh tranh bằng những giải pháp trực tuyến từ các đối thủ xứng tầm, như Instagram với phiên bản thử nghiệm quảng cáo có thể truy cập; Pinterest và Twitter hợp tác cùng xây dựng nền tảng quảng cáo.
Và ngày càng có nhiều doanh nghiệp trực tuyến am hiểu về Facebook, các doanh nghiệp lớn sẽ học hỏi và làm những gì họ làm tốt nhất, theo sự dẫn dắt của sự tinh gọn và linh hoạt. Facebook không thể mãi ỷ lại vì không có đối thủ cạnh tranh xứng tầm hoặc phụ thuộc vào niềm tin rằng những người chi tiến lớn nhất của Facebook sẽ luôn mù quáng. Sớm hay muộn, bong bóng Facebook cũng sẽ như bọt xà phòng tan vỡ.
Nguồn: DNSG
Đọc tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

10 ý tưởng truyền thông xã hội hiệu quả

truyen thong xa hoi, truyền thông xã hội, truyền thông marketing, bài học marketing

1. Thăm dò ý kiến hoặc đặt câu hỏi
Hãy dành ra 5 phút để suy nghĩ một vài câu hỏi mà bạn có thể hỏi và sau đó thêm 5 phút để thăm dò ý kiến. Hãy viết câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng, dĩ nhiên nên cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kinh doanh.
Ví dụ: Nếu chúng tôi mở cửa đến 9 giờ tối vào một ngày trong tuần, thì bạn sẽ chọn ngày nào?
2. Những hình ảnh thường ngày
Điều gì làm bạn quá bận rộn đến nỗi không có thời gian để viết cụ thể về việc kinh doanh? Hôm nay bạn sẽ làm gì để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng? Hãy chia sẻ những khoảnh khắc thú vị hằng ngày trong cuộc sống về việc kinh doanh bằng cách chia sẻ hình ảnh, báo giá, hay những câu chuyện nhỏ ở hậu trường.
Ví dụ: Chúng tôi đang chuẩn bị cho buổi tiệc ra mắt vào ngày mai. Đây là những khoảnh khắc thú vị ở hậu trường. Hãy nhấn "Like" nếu bạn cũng thấy thụ vị nhé!
3. Mẹo hay
Những mẹo hay sẽ cung cấp thông tin cơ bản. Hãy suy nghĩ về những điều thực tế ít được biết đến hay cách để phục vụ và giao dịch tốt hơn. Hoặc cung cấp những hiểu biết cụ thể về nền công nghiệp hay việc kinh doanh của bạn mà có thể khách hàng sẽ thấy thú vị.
Ví dụ: Mẹo hay về Sweet Tooth: Khung giờ vàng của chúng tôi là vào thứ 2 từ 4 - 6 giờ tối. Hãy cài đặt nhắc nhở nhé!
4. Kinh nghiệm, dữ kiện
Nếu có các dữ kiện hoặc kinh nghiệm về sản phẩm hay dịch vụ, thì bạn có thể chia sẻ chúng một cách ngắn gọn. Những mẹo hay, kinh nghiệm là cách rất tuyệt để thu hút mọi người.
Ví dụ: Xoa bóp bằng nước uống để xả sạch các khoáng chất và tái hydrate hóa cơ bắp: (Bản tin hằng tuần của chúng tôi sẽ có thêm nhiều lời khuyên để giúp bạn xoa bóp tốt hơn.) [Liên kết để đăng ký bảng tin].
5. Memes
Memes rất phổ biến trong các trang mạng xã hội về thương hiệu và cá nhân. Bạn có thể tạo meme riêng từ một bức ảnh bằng cách sử dụng tính năng chỉnh sửa hình ảnh trên Google Plus. Hoặc có thể sử dụng ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh như Over, cho phép đánh văn bản lên hình ảnh thông qua smartphone.
Ví dụ: Tôi không thường xuyên kiểm tra cẩn thận trước khi đậu xe. Nhưng khi tôi làm, xin cảm ơn vì đã có ABC Auto.
6. Tháng/tuần/ngày quốc tế
Hôm nay là ngày gì? Tra cứu trên Google sẽ tiết lộ cho bạn bất cứ ngày, tuần hay tháng nào là ngày/tuần/tháng quốc tế. Mọi người thích tham gia những "ngày hội" này, vì thế hãy hòa nhập theo thời thế, tham gia góp vui với trang truyền thông xã hội, ngay cả khi nó không liên quan lĩnh vực kinh doanh.
Ví dụ: Đây là tuần lễ quốc tế về nhạc rock cổ điển: Bạn sẽ làm gì trong tuần lễ này?
7. Thông tin từ khách hàng hay người hâm mộ
Rất quan trọng nếu nhận những khách hàng hay người hâm mộ đang hoạt động mạnh trên các trang mạng xã hội. Một bài đăng ngắn gọn nhằm cám ơn, đánh giá cao hay công nhận có thể giúp gia tăng sự tham gia của người hâm mộ.
Ví dụ: Cám ơn Tim đã đăng những bức ảnh nấu ăn của mình vào cuối tuần này! Rất vui khi nhận thấy gia đình của bạn hạnh phúc trên nền sàn mới của chúng tôi.
8. Nói về các xu hướng
Tin tức về văn hóa phổ biến và người nổi tiếng luôn tạo ra một xu hướng trong ngày. Khi thời gian không có nhiều, việc đăng tải câu chúc mừng kịp thời, bình luận hay một dữ liệu điểm về vấn đề nào đó có thể gây sự chú ý ngay lập tức. (Mẹo: đăng nhập vào http://www.google.com/trends/ to get real-time để thu thập thông tin về những gì mà người ta đang tìm kiếm.)
Ví dụ: VMAs vừa đăng một tin hoàn toàn mới trên trang của chúng tôi. Ai đang sẵn sàng cho một sự thay đổi mới? Chúng tôi vừa phát hiện ra một xu hướng thời trang tóc sẽ sớm xuất hiện tại một tiệm làm tóc gần bạn. (Liên kết với hình ảnh)
9. Sự kiện và mối quan tâm của cộng đồng
Chia sẻ những thông tin và sự kiện vừa cập nhật từ cộng đồng địa phương là một cách đưa ra ý tưởng dễ dàng và là cách hay để xây dựng mối quan hệ.
Ví dụ: Đây là thời điểm của State Fair. Món ăn đang được mong đợi nhất cho năm nay?
10. Trích dẫn từ các danh ngôn và chuyên gia
Sừ dụng trích dẫn thú vị từ một nhà lãnh đạo, nhà văn hay diễn giả để truyền cảm hứng nhằm chia sẻ cho cộng đồng thông qua truyền thông xã hội. Hãy xem xét chia sẻ những trích dẫn dưới dạng văn bản hoặc cập nhật dựa trên hình ảnh.
Ví dụ: "Hãy sử dụng những gì bạn đang có để tiến vế phía trước theo cách tốt nhất - đó là cách sống của tôi." - Oprah Winfrey.
Nguồn: Doanhnhansaigon.vn
Đọc tiếp...

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

3 thay đổi nhỏ làm nên khác biệt lớn cho quảng cáo trực tuyến

Với chiến lược đúng đắn, hiểu biết công vụ, và phân bổ nguồn lực thông minh, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể cạnh tranh với các gã khổng lồ của thế giới quảng cáo trực tuyến.



Quảng cáo trực tuyến đã có nhiều bước chuyển mình lớn từ những banner quảng cáo lòe loẹt, nhấp nháy của những năm 90. Ngày nay, quảng cáo trực tuyến hiệu quả, thiết kế kỹ lưỡng được đăng tải trên một loạt các kênh kỹ thuật số, từ các công cụ tìm kiếm tới những ứng dụng di động - và ngày càng nhiều nhà quảng cáo gặt hái lợi nhuận từ đó.
Với chiến lược đúng đắn, hiểu biết công vụ, và phân bổ nguồn lực thông minh, ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể cạnh tranh với các gã khổng lồ của thế giới quảng cáo trực tuyến.
Dưới đây là một vài thay đổi nhỏ bạn có thể làm để cải thiện quảng cáo trực tuyến của mình và kiếm nhiều lợi nhuận hơn từ đó:

1. Repurpose content (Tái sử dụng nội dung)

Từ blog đến video hướng dẫn, content marketing (tiếp thị nội dung) có vỏ ngoài khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu cơ bản - để cải thiện khả năng hiển thị trực tuyến và hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn. Tuy nhiên, tạo ra nội dung độc đáo và thú vị một cách thường xuyên là một công việc tốn kém.
Giải pháp cho việc này? Tái sử dụng nội dung của bạn.
Hãy bắt đầu với một cơ sở nội dung có chất lượng có thể dễ dàng “xào xáo lại” và chuyển đổi thành các định dạng khác nhau, cho những khán giả khác nhau. Đây có thể là một cách tuyệt vời để củng cố thương hiệu của bạn thông qua các cách tiếp xúc đa dạng nhưng khác biệt tinh tế.

2. Tối đa hóa phương tiện truyền thông xã hội.

Điều đột ngột xuất hiện như một phương tiện miễn phí đã phát triển thành một nền tảng thanh toán đa chiều, nơi các thương hiệu trả tiền cho gần như mọi tương tác với những người theo dõi họ. Cách thức mới này tập trung vào kiếm doanh thu quảng cáo từ phương tiện truyền thông xã hội đồng nghĩa với việc tuổi thọ của các bài viết chuyển tải thông tin đơn thuần đã bắt đầu giảm.
Liệu điều này có nghĩa là quảng cáo trả tiền là cách duy nhất để phát triển trên phương tiện truyền thông xã hội? Không! Nó chỉ có nghĩa là bạn cần phải sáng tạo với bài viết của mình. Dưới đây là một vài lời khuyên:
Tìm hiểu thời gian trong ngày người dùng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, và đăng tải các bài viết của mình cho phù hợp. Tái sử dụng nội dung là phương thức hữu hiệu cho bạn nhằm làm tăng khả năng hiển thị. Công khai các bài viết gây tranh cãi ở mức độ vừa phải - người theo dõi rất thích được bày tỏ quan điểm của họ và điều này sẽ đảm bảo nội dung của bạn luôn xuất hiện trên đầu trang các phương tiện truyền thông xã hội của người sử dụng.

3. SEO đúng đắn

Hơn 64% lượng truy cập vào một trang web đến từ organic search (kết quả tìm kiếm tự nhiên) trên Google. Điều này có nghĩa là, khi người dùng rất dễ dàng tìm ra trang web của bạn thông qua Google, bạn sẽ nhận được tấm vé đảm bảo lượng truy cập ổn định.
Để cải thiện khả năng hiển thị của bạn, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang tận dụng SEO on-page của mình. Làm thế nào?
Viết các tiêu đề trang và meta descriptions (thẻ mô tả) cung cấp mô tả ngắn gọn, rõ ràng về các nội dung trang.
Sử dụng thẻ Alt cho các hình ảnh và đoạn mô tả về những gì chúng đại diện để giúp công cụ tìm kiếm xử lý dữ liệu dễ dàng hơn.
Hãy chắc chắn rằng trang web của bạn điều hướng nhanh chóng và dễ dàng. Điều này sẽ làm người dùng hoàn toàn bị thu hút.

Nguồn: cafebiz
Đọc tiếp...

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

10 công cụ quản lý truyền thông xã hội miễn phí tốt nhất

“10 công cụ quản lý truyền thông xã hội miễn phí tốt nhất” do Brandwatch đề xuất gồm: Hootsuite, TweetReach, Klout, Social Mention, Twazzup, Addictomatic, HowSociable, IceRocket, TweetDeck, Reachli.



Chìa khóa cho truyền thông xã hội là lắng nghe những gì khách hàng nói về bạn, phân tích dữ liệu, sau đó đạt đến kinh doanh thông minh trong truyền thông xã hội, sử dụng chúng để hiểu khách hàng của mình hơn và cải tiến chiến lược marketing.
Nếu bạn là một tân binh trong truyền thông xã hội, danh sách “10 công cụ quản lý truyền thông xã hội miễn phí tốt nhất” dưới đây có thể sẽ hữu ích. Bạn nên dùng thử một vài công cụ trước khi chọn ra cái phù hợp nhất với mình.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chúng không thể thay thế các công cụ tầm doanh nghiệp như Brandwatch – công cụ đưa quản lý truyền thông xã hội lên mức độ mới, đề xuất rất nhiều dịch vụ và phân tích chuyên sâu. Tất cả đều phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. 
1. Hootsuite
Hootsuite là một trong những công cụ quản lý truyền thông xã hội miễn phí tốt nhất hiện nay, gồm nhiều mạng xã hội như Twitter, Facebook, LinkedIn, WordPress, Foursquare và Google+. Các báo cáo phân tích hàng tuần và phương tiện quản lý nhóm xuất sắc (giao nhiệm vụ, gửi tin nhắn cá nhân) có thể rất hữu dụng khi nhiều người cùng kiểm soát các tài khoản truyền thông xã hội.

2. TweetReach
TweetReach là công cụ phù hợp cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn quan tâm tới việc quản lý xem những dòng tweet được truyền xa đến đâu, vì TweetReach đo ảnh hưởng thực tế và hệ quả của các cuộc thảo luận trên truyền thông xã hội.
Đây là cách hữu hiệu để tìm ra ai là người theo dõi có sức ảnh hưởng nhất, chỉ dẫn bạn đến đúng những người cần chú ý khi muốn chia sẻ và tăng cường nội dung trên mạng.
3. Klout
Có lẽ Klout là một trong những công cụ phân tích truyền thông xã hội gây tranh cãi nhất. Một số người ghét công cụ này và khẳng định hệ thống điểm hoàn toàn không chính xác, cố gắng tương tác với nó là nhiệm vụ bất khả thi. Tuy nhiên, lời phê bình trên có phần kỳ lạ vì Klout cũng cung cấp các dịch vụ đo sự tương tác.
Mặt khác, một số người thấy Klout hữu dụng vì nó đo sức ảnh hưởng qua tương tác trên Twitter và là công cụ tốt để theo dõi những gì mọi người nghĩ về nhãn hiệu của bạn, tìm ra điều ảnh hưởng đến họ nhất. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh các bài đăng theo thị hiếu của khách hàng mục tiêu và tăng tỷ lệ tương tác.
4. Social Mention
Social Mention quản lý tới hơn 100 trang truyền thông xã hội và khá được ưa chuộng. Đây có thể là một trong những công cụ miễn phí tốt nhất trên thị trường vì Social Mention phân tích dữ liệu chuyên sâu hơn, đo mức độ ảnh hưởng theo 4 hạng mục: Sức mạnh, cảm xúc, sự đam mê và phạm vi.
5. Twazzup
Twazzup là lựa chọn lý tưởng cho những người mới trong lĩnh vực truyền thông xã hội muốn tìm một công cụ quản lý Twitter. Bạn chỉ cần nhập tên mình muốn theo dấu và sẽ có ngay thông tin cập nhật như những người ảnh hưởng hoạt động nhiều nhất, những đường dẫn và ảnh được đánh giá cao nhất và quan trọng hơn là 10 từ khóa liên quan đến cái tên bạn đang tìm.
6. Addictomatic
Nếu muốn có cái nhìn tổng quát về một nhãn hiệu, Addictomatic sẽ hữu ích với cách dùng đơn giản như Twazzup. Khác biệt duy nhất là Addictomatic tập trung vào nhiều nền tảng như: Flickr, YouTube, Twitter, WordPress, Bing News, Delicious, Google hay Ask.com. Công cụ này rất hữu dụng trong việc theo dõi những phát triển mới và danh tiếng của nhãn hiệu.
7. HowSociable
HowSociable là một công cụ tiện lợi để đo mức độ hiện diện truyền thông xã hội của bạn và các đối thủ cạnh tranh. Một tài khoản miễn phí cho phép bạn theo dấu 12 trang mạng xã hội, trong đó có Tumblr và WordPress. Tuy nhiên, nếu muốn theo dấu thêm 24 trang khác như Facebook, Pinterest hay Twitter thì bạn cần một tài khoản chuyên nghiệp.
Cách tiếp cận của HowSociable hơi khác vì nó phân chia điểm cho các nền tảng truyền thông xã hội, giúp bạn biết được cái nào tốt nhất cho mình và cái nào cần phát triển thêm.
8. IceRocket
Công cụ này quản lý blog, Twitter và Facebook bằng 20 ngôn ngữ và cung cấp cho bạn các biểu đồ. Nó cho phép lựa chọn những khoảng thời gian bạn quan tâm trong việc quản lý. IceRocket có thể được dùng để theo dõi hoạt động blogger của bạn với khoảng 200 triệu blog trong cơ sở dữ liệu. Nó cũng có khả năng tìm ra những từ ngữ đang là xu hướng mới nhất liên quan đến từ khóa bạn tìm kiếm.
9. TweetDeck
TweetDeck đảm bảo những nhu cầu cơ bản của mọi người dùng Twitter, vì thế nó là một lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu. Đây là công cụ tuyệt vời để sắp xếp các dòng tweet hay quản lý những tương tác và tin nhắn của bạn, đồng thời theo dấu hashtag và quản lý nhiều tài khoản cùng lúc. Tuy nhiên, TweetDeck thiếu cập nhật thường xuyên và dễ dính lỗi. 
10. Reachli (trước đây là Pinerli)
Khi hình ảnh và video đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp, Reachli sẽ là sự lựa chọn lý tưởng để đo và đánh giá tích cực nội dung của video và hình ảnh. Reachli đưa ra nhiều tính năng để đo mức ảnh hưởng của hình ảnh, video, và đặc biệt nổi tiếng nhờ những phân tích Pinterest.


Nguồn: cafebiz
Đọc tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

10 chiến thuật quảng bá sản phẩm mới trên truyền thông xã hội

Trong thập kỷ vừa qua, phương thức quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mới đã có sự thay đổi một cách không tưởng.


truyền thông marketing, truyen thong marketing, bài học truyền thông, bài học marketing, bai hoc marketing


Từ thời kỳ mà phương thức quảng bá bị độc quyền bởi các công ty truyền hình, cho tới nay, sự phát triển của Internet đã làm thay đổi mọi phương thức mà các công ty dùng để ra mắt sản phẩm. Chúng ta không chỉ sử sụng quảng cáo trên truyền hình, mà còn sử dụng các nhân vật có tầm ảnh hưởng, tạo sự cố rò rỉ thông tin cho báo chí, sử dụng blogger, người tiêu dùng, sử dụng công nghệ live-stream để phát sóng sự kiện ra mắt sản phẩm trên toàn cầu, và cả những món quà có một – không – hai cho những fan cuồng của họ.
Một rào cản trong việc truyền thông ra mắt sản phẩm mới cho mọi thương hiệu, kích cỡ sản phẩm cũng như mọi ngành công nghiệp ngày nay là việc người tiêu dùng có khả năng chia sẻ ý kiến ​​của mình một cách tự do trên các phương tiện truyền thông xã hội – đó là thách thức phải truyền tải các thông điệp thương hiệu hiệu quả.
Tuy vậy, người tiêu dùng cũng có thể trở thành nhà tiếp thị cho sản phẩm khi có thể nhanh chóng khơi dậy sự yêu mến sản phẩm ở người khác thông qua các cuộc thảo luận ở bất cứ đâu và với mức độ từ rất tích cực đến thậm chí là sùng bái thương hiệu.
Khi nói đến việc lựa chọn phương tiện truyền thông để hỗ trợ giới thiệu sản phẩm mới, bạn hãy xem xét các thị trường mục tiêu. Cuộc khảo sát Schneider Associates 2014 Most Memorable New Product Launch (MMNPL) đã cho thấy rằng ở mỗi thế hệ đều có những cách sử dụng hỗn hợp các công cụ truyền thông riêng.
Người tiêu dùng bây giờ tham khảo ít nhất 6 nguồn thông tin trước khi mua một sản phẩm mới. Xu hướng tiêu dùng truyền thông phân tán (fractured media consumption) đang tạo ra khó khăn cho các thương hiệu để có thể xây dựng nhận thức thương hiệu trong đầu người tiêu dùng, và cả thúc đẩy doanh thu.
Theo MMNPL, Facebook hiện là lựa chọn số hai được sử dụng cho hầu hết các chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới đằng sau quảng cáo trên truyền hình. Các thương hiệu hiện còn đang sử dụng Snapchat để cung cấp các cơ hội trải nghiệm sản phẩm có giới hạn thời gian đến người hâm mộ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa cửa hàng trực tuyến và trải nghiệm thực tế. Meerkat, con cưng của SXSW 2015 còn cho phép người dùng trải nghiệm bất cứ điều gì thông qua ứng dụng video trực tuyến trên điện thoại thông minh của họ. Nhiều ứng dụng của hãng này đang nổi lên mỗi ngày.
Các thương hiệu cần phải có tính sáng tạo và linh hoạt trong cách tiếp cận khách hàng, và dưới đây là một số lời khuyên trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh:
1.  Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như một nhân vật hỗ trợ, không phải ngôi sao chính 
Chẳng hạn, Taco Bell đã làm như vậy khi ra mắt Cool Ranch Doritos Locos Taco, họ đã đưa đến cho khách hàng sự mong đợi không có điểm cuối nhằm hướng khách hàng theo dõi sát những tin tức về sản phẩm mới này. Hãng đã sử dụng truyền thông xã hội để lộ một tin tức là ở Meatpacking District, Manhattan đang có chương trình tặng Tacos Ranch Cool, nhưng chỉ cho những người biết mật khẩu bí mật “blue bouquet” mà thôi.
Đây là một bước đi thông minh khi sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, nhưng đây cũng không phải là chiến thuật duy nhất. Taco Bell hỗ trợ chiến thuật trên với hàng loạt thông cáo báo chí, quảng cáo trên truyền thông quốc gia và tại các trung tâm thương mại Super Bowl.
2. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để thúc đẩy và hỗ trợ sự kiện
Khi Amazon ra mắt điện thoại Amazon Fire, thực sự thì họ đã đánh mất cơ hội chen chân vào thị trường điện thoại thông minh. Tại sao Fire lại thất bại? Bên cạnh việc các thông số kỹ thuật không ấn tượng, sự ra mắt của điện thoại Fire thực sự không mấy gây chú ý. Amazon đã sao chép lại phương thức của Apple – sử dụng đánh giá của một số trang blog công nghệ và tin tức trực tuyến - trong khi họ lại đang cần nỗ lực hơn để tạo ra một chiến lược truyền thông xã hội tích cực và khác biệt hơn.
3. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để xây dựng hoặc tận dụng kết nối cảm xúc của người tiêu dùng với một thương hiệu
Khi Hostess tuyên bố phá sản vào năm 2012, người hâm mộ Twinkie đã bày tỏ thương tiếc về sự mất mát của các món ăn cổ điển của Mỹ. Cho đến khi thương hiệu được tái ra mắt với khẩu hiệu “The Sweetest Comeback in the History of Ever”, trải qua một chiến dịch truyền thông với độ bao phủ rộng khắp và thu được thành công rực rỡ, Hostess đã thúc đẩy việc tái khởi động lại trên tất cả các kênh truyền thông xã hội, tập trung vào các chiến dịch khơi gợi cảm xúc thiếu vắng trong người tiêu dùng bởi sự ra đi của Twinkies. Các chiến dịch tái ra mắt đã tạo ra hơn 350 triệu lượt follow trên Twitter và 500.000 người hâm mộ mới trên Facebook.
4. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để hỗ trợ ra mắt sẳn phẩm bằng cách xác định mục tiêu nhân khẩu học và phương tiện truyền thông xã hội ưa thích của người tiêu dùng
Madonna đã từng là bà hoàng trên sóng radio thập niên 80, nhưng nếu bạn hỏi một thiếu niên ngày nay câu hỏi "Ai là nữ hoàng nhạc Pop?" Câu trả lời sẽ rơi vào đâu đó giữa Selena Gomez, Taylor Swift, và Ariana Grande. Vì vậy, để khởi động sự ra mắt ca khúc mới "Living for Love", Madonna đã không sử dụng các kênh truyền thống như MTV hay radio, thay vào đó, nữ ca sĩ ra mắt trên nền tảng Snapchat’s Discover để thu hút người nghe nhạc pop ngày nay.
5. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tổ chức các cuộc thi nhằm nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu và thưởng cho người ủng hộ
Việc thưởng cho những người ủng hộ thương hiệu và các fan bằng những cơ hội để giành chiến thắng các sản phẩm thông qua các cuộc thi trên phương tiện truyền thông có thể định hướng sự gắn kết và gợi nhắc về thương hiệu trong lòng các fan. Sản phẩm mới ra mắt là thứ hoàn hảo để làm giải thưởng cho các cuộc thi, bởi vì hãng có thể sử dụng các mẫu sản phẩm là quà tặng để lôi kéo người tiêu dùng thử trước khi mua. Sunstar GUM đã tổ chức rút thăm trúng thưởng hàng tháng trên Facebook để thúc đẩy nhận thức về sản phẩm mới, tương tác thời gian thực và mở rộng lượng fan của mình. Những lợi ích từ cuộc thi là gì? Đó là sự gia tăng đáng kể về nhận thức thương hiệu và tương quan đáng kể với doanh thu.
6. Sử dụng một chiến lược tiếp cận cộng đồng blogger để giúp giới thiệu sản phẩm của bạn
Năm ngoái, khi P&G đưa ra sản phẩm Swiffer Sweep & Trap mới của mình, công ty cần một cách mới để tiếp cận các mục tiêu nhân khẩu học – các bậc cha mẹ và các chủ nhà thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Tại thành phố New York, trong bữa tiệc ra mắt “Make Meaning”, P&G mời các blogger đã làm mẹ mang con cái của họ và tạo ra bối cảnh cửa hàng thủ công lộn xộn, sau đó sử dụng Sweep Swiffer & Trap để dọn dẹp. Các blogger đã chụp ảnh sự kiện và chia sẻ trải nghiệm của họ với các sản phẩm đó trên blog của họ. Các Blogger là những người có ảnh hưởng quan trọng khi các hãng tung ra sản phẩm mới như là những khách hàng trung thành đang khuyến cáo những người khác nên sử dụng sản phẩm này.
7. Sử dụng hashtag để tạo ra, thúc đẩy, và theo dõi các cuộc trò chuyện trên các phương tiện truyền thông xã hội
Hashtag là công cụ rất cần thiết để theo dõi cuộc trò chuyện xung quanh một chiến dịch ra mắt dản phẩm mới. Wendy đã sử dụng các hashtag: #PretzelLoveSongs trong chiến dịch ra mắt Pretzel của Bacon Burger, hãng đề nghị người hâm mộ dùng hashtag để chia sẻ những suy nghĩ của họ về các sản phẩm mới. Các thương hiệu theo sau đã phản ứng bằng cách sử dụng những hashtag khác tốt nhất có thể và mời các ca sĩ như Nick Lachey hát trên các tweets có kèm hashtag. #Success.
8. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để cung cấp cho mọi người cái nhìn về bên trong của các công ty bán buôn (B2B)
Có một quan niệm sai lầm rằng một số nền tảng phương tiện truyền thông xã hội như Pinterest và Instagram chỉ có ý nghĩa là cho các nhãn hàng tiêu dùng. General Electric đã làm một việc phi thường khi phá vỡ quan điểm này với tư cách là một công ty B2B, GE sử dụng Instagram như một cửa sổ để mọi người nhìn vào hậu trường của một số công nghệ tiên tiến nhất của GE. Thông qua các chiến dịch trực quan trên Instagram, văn hóa và lịch sử của công ty 120 năm tuổi được đưa ra cộng đồng và thu hút sự theo dõi chặt chẽ của người hâm mộ thương hiệu GE.
9. Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để cho người tiêu dùng chung tay tạo ra các sản phẩm mới
Hãng nào cũng muốn tạo ra các sản phẩm mà tiêu dùng sẽ mua. Người tiêu dùng thì cũng muốn kiểm soát cái họ sẽ mua. Phương tiện truyền thông xã hội sẽ cho phép cả hai yêu cầu này. Khi tung ra một sản phẩm mới, phương tiện truyền thông xã hội không chỉ để phục vụ khuyến mại - nó có thể đóng một vai trò chủ yếu trước khi sản xuất bắt đầu. Lay’s đã làm điều này với chiến dịch “Do Us a Flavor”, hãng đề nghị những người theo dõi phương tiện truyền thông xã hội đề xuất các hương vị chip mới của riêng của họ và chọn ra một người chiến thắng - Kettle Cooked Wasabi Ginger chips – và đưa nó ra kệ hàng. Khách hàng yêu cầu, và Lay’s sẽ phục vụ.
10. Để tối đa hóa hiệu quả của một chiến dịch truyền thông xã hội, luôn luôn đi trước với "điều lớn lao tiếp theo"
Bất kể là sản phẩm hoặc chiến dịch, hãy xây dựng nhóm - tiếp thị, bán hàng, quảng cáo, PR, phát triển Web và nhiều hơn nữa - với các nhân viên có tư tưởng tiên tiến, thích đọc blog công nghệ, các trang web tin tức công nghiệp và ưa tải các ứng dụng mới nhất. Tìm hiểu về các ứng dụng xã hội mới như Meerkat và Periscope trước khi chúng trở thành phương tiện truyền thông chủ chốt. Bạn sẽ không muốn lãng phí thời gian, tiền bạc và niềm đam mê để thực hiện một kế hoạch ra mắt sản phẩm trên các phương tiện truyền thông xac hội với những tính năng lỗi thời và đã là quá khứ đâu.
Đọc tiếp...

Followers

Follow The Author